Cách kiểm tra rò điện bằng đồng hồ vạn năng chi tiết

14

11

Nếu đang tìm hiểu cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng thì đây là bài viết dành cho bạn. Trong bài viết này, Yatora sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn cụ thể cách kiểm tra rò điện bằng đồng hồ vạn năng từ A-Z, từ đó tránh rò điện và gây ra các tai nạn đáng tiếc. Cùng theo dõi nhé!

Cách đo dòng điện rò bằng đồng hồ vạn năng

Kiểm tra rò điện bằng đồng hồ vạn năng

 

Dòng điện rò, hay rò rỉ điện, dòng rò là tình trạng dòng điện dư thừa và rò rỉ ra bên ngoài dây dẫn điện, một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng điện giật nếu chạm tay vào dây điện.

Kiểm tra rò điện bằng đồng hồ vạn năng là sử dụng thiết bị đồng hồ vạn năng để đo dòng điện rò. Cách làm này có độ an toàn và chính xác cao.

Cách đo dòng rò bằng đồng hồ vạn năng cụ thể như sau:

Bước 1: Kết nối đầu dò với đồng hồ vạn năng. Trước đó đảm bảo đồng hồ hoạt động tốt.

Bước 2: Vặn hoặc xoay núm trên đồng hồ vạn năng để chọn thang đo dòng điện A~.

Cách đo dòng rò bằng đồng hồ vạn năng, sử dụng thang đo dòng A~

Bước 3: Chọn dải đo phù hợp.

Thông thường đồng hồ vạn năng có các dải đo như 2mA, 20mA, 200mA và cao hơn là 20A. Nếu bạn chưa biết thiết bị cần đo dòng dò có cường độ dòng điện ở khoảng nào thì có thể chọn dải đo cao nhất, ví dụ ở đây là 20A, sau đó chuyển dần xuống dải đo thấp hơn cho đến khi phù hợp.

Que đen của đồng hồ vạn năng luôn cắm ở cổng COM, que đỏ của đồng hồ cắm vào cổng A hoặc mA tùy theo dải đo của thiết bị.

Bước 4: Đo dòng rò.

Đưa que dò của đồng hồ đến điểm cần kiểm tra rò rỉ điện, sau đó xem kết quả trên màn hình của đồng hồ vạn năng.

Chú ý: Nên chọn các loại đồng hồ vạn năng có chức năng đo dòng rò và có khả năng đo cường độ dòng điện với dải đo lớn.

Hướng dẫn đo dòng rò bằng đồng hồ vạn năng

Cách khắc phục sự cố rò rỉ dòng điện

Khi phát hiện sự cố dòng rò hay bất kỳ sự cố điện nào, bạn cần kiểm tra và xử lý nhanh chóng theo các bước sau:

Bước 1: Bảo vệ cơ thể trước khi can thiệp sự cố rò rỉ điện để tránh bị điện giật bằng cách đeo găng tay cao su, đi dép hoặc phải đảm bảo tay khô ráo.

Bước 2: Ngắt cầu dao tổng trước khi kiểm tra rò điện bằng đồng hồ vạn năng để đảm bảo an toàn. Sau đó bạn tìm khu vực bị rò điện bằng cách sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra dòng rò (cách làm như phần trên). Vị trí xác định có dòng điện rò rỉ là vị trí mà đồng hồ vạn năng không quay.

Ngắt cầu dao tổng trước khi kiểm tra rò điện bằng đồng hồ vạn năng

Bước 3: Sửa chữa thiết bị rò rỉ điện. Rút phích cắm của thiết bị cần sửa và tiến hành sửa chữa.

Bước 4: Kiểm tra lại thiết bị sau khi sửa xem đã khắc phục được vấn đề rò điện hay chưa. Sử dụng đồng hồ vạn năng đo lại thiết bị, sau đó cắm điện để sử dụng và kiểm tra.

Nguyên nhân và cách phòng tránh rò điện

Nguyên nhân gây rò điện

Rò rỉ điện xảy ra khi dòng điện bị dư thừa và rò rỉ ra ngoài. Việc dư thừa này khiến cường độ dòng điện tại vị trí rò là lớn hoặc rất lớn, dòng điện lan truyền ra vỏ thiết bị có thể dẫn đến các tai nạn về điện.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dòng rò như:

  • Thời gian sử dụng thiết bị điện đã lâu khiến lớp vỏ cách điện bị oxy hóa, tạo điều kiện cho dòng rò xuất hiện.
  • Lắp đặt các thiết bị điện sai kỹ thuật: Sai sót có thể xảy ra khi mới lắp đặt sử dụng lần đầu hoặc khi sửa chữa trong quá trình sử dụng khiến vấn đề rò rỉ điện xuất hiện.
  • Do tác nhân bên ngoài như côn trùng cắn dây điện, dẫn đến tình trạng rò điện.
  • Đặt các thiết bị điện gần nơi ẩm thấp, đặt quá sát tường.

Rò điện cho bị chuột cắn

Tác hại của rò rỉ điện

Rò rỉ điện có thể gây ra các tai nạn điện không đáng có, ảnh hưởng đến tính mạng con người nếu không biết cách kiểm tra và xử lý đúng lúc.

Rò điện do dư thừa điện làm hao phí năng lượng, không những thế còn khiến các thiết bị điện hoặc cả đường dây, hệ thống điện có thể bị nổ, gây nguy hiểm và tốn chi phí sửa chữa hoặc thay thế.

Do đó bạn cần có các biện pháp tránh rò điện để hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ điện.

Cách tránh hiện tượng rò rỉ điện

 

  • Không đặt thiết bị điện, ổ cắm điện ở các vị trí ẩm thấp, sát tường.
  • Khi lắp đặt các thiết bị điện, nên chọn loại dây điện có chất lượng tốt với 2 lớp cách điện, đồng thời tiến hành thao tác lắp đặt cẩn thận, đúng cách.
  • Sử dụng ổ cắm chống rò điện, các thiết bị chống rò rỉ điện (RCD) nếu có thể.

Bài viết liên quan

14

11

Cách đo dòng rò bằng ampe kìm chính xác nhất

Trên đây, Yatora đã chia sẻ với bạn về  cách đo dòng rò bằng ampe kìm.Hy vọng qua phần chia sẻ này bạn đã có thể tự thực hiện kiểm tra dòng rò bằng ampe kìm một cách chính xác.

14

11

Mũi khoan gỗ 2 tầng: Đặc điểm và cách chọn mua

Vậy là chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu về mũi khoan gỗ 2 tầng   rồi đấy. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên ghé yatora.com.vn thường xuyên để tham khảo thêm những kiến thức hay khác bạn nhé!

 

14

11

Một số loại dụng cụ cầm tay cần có trong gia đình bạn

Trên đây chính là những dụng cụ cần có trong gia đình, việc có sẵn những dụng cụ này ở nhà sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết được các công việc sửa chữa cần thiết, đột xuất trong nhà mà không phải đợi chờ đi mua hay chờ thợ đến sửa. Khi bạn có cần mua những dụng cụ thiết bị trong gia đình thì hãng liên hệ với  yatora.com.vn để được hàng chính hãng với giá cả hợp lý và chế độ bảo hành tốt nhất.

14

11

Giới thiệu các loại kìm thông dụng hiện nay

Với những chia sẻ trên yatora.com.vn hy vọng các bạn có thể lựa chọn được những chiếc kìm có chất lượng cao và phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Nếu như bạn cần sử dụng các loại thiết bị dụng cụ hãy liên hệ ngay với yatora.com.vn để được sử dụng sản phẩm với giá thành thấp nhất.

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn